Ở giai đoạn đầu thành lập doanh nghiệp, các nhà quản trị thường ít quan tâm đến khía cạnh pháp luật.

Các vấn đề về dịch vụ, sản phẩm, phục vụ khách hàng đã đủ nhiều để dành hết sự chú ý và thời gian của doanh nghiệp

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp sau khi khó khăn lắm gây dựng thành công danh tiếng , bước đầu ổn định lại gặp lao đao về các vấn đề Pháp lý cơ bản. Cũng như sự mâu thuẫn giữa người sáng lập và đồng sáng lập

Hãy cùng Keyweb điểm qua một số vấn đề Pháp lý mà doanh nghiệp cần phải biết.

  1. Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ

Ở hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các Startup đang tìm hướng đi, sản phẩm độc đáo và mới lạ.

Khi một sản phẩm mới xuất hiện và tạo được tiếng vang trên thị trường, thì chỉ trong thời gian ngắn sau một loạt thương hiệu nhái, sản phẩm nhau cũng đua nhau nảy nở để kiếm lợi tức thời. Điều này đã và đang giết chết không biết bao nhiêu sản phẩm độc đáo, cũng như khiến một bộ phận không nhỏ các bạn không dám làm, không dám sáng tạo.

Có câu “Khác biệt để thành công”, hãy khiến doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của bạn trở nên độc đáo và duy nhất.

Hãy đăng kí sở hữu trí tuệ bao gồm: sáng kiến, công thức chế tạo, logo, nhãn hiệu, slogan nếu có thể. Những sản phẩm này phải là được bạn tạo ra hoặc thuê bên thứ ba tạo ra.

Vấn đề doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi thành lập

  1. Thỏa thuận trước khi thành lập công ty

Mọi mối quan hệ đều có thể bị phá vỡ bởi vấn đề tiền bạc

Nhiều doanh nghiệp (Startup) thường được thành lập những người bạn có cùng đam mê. Có thể vào lúc bắt đầu, tất cả đều cùng một mục tiêu đó là sáng tạo ra giá trị mới, góp sức đưa doanh nghiệp phát triển và mơ tới một tương lai tươi sáng.

Nhưng ở giai đoạn sau, khi doanh nghiệp phát triển và sinh lời, hoặc khủng hoảng chịu thua lỗ. Giữa những người sáng lập sẽ dễ xảy ra các xung đột liên quan góp vốn, sử dung vốn, sở hữu tài sản, phân chia lợi ích hoặc chịu trách nhiệm.

Lúc này, thỏa thuận ban đầu khi thành lập thường sẽ không đủ cơ sở để giải quyết các vấn đề tranh chấp.  Một doanh nghiệp, thương hiệu từng được giày công gây dựng, đổ biết bao tâm huyết có thể sẽ sụp đổ nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết.

Vì thế, dù là người thân hay bạn bè thân thiết đến mấy khi bắt đầu làm ăn chung với nhau, cũng luôn cần sự rõ ràng về các điều khoản hợp tác, phân chia trách nhiệm ngay từ thời điểm ban đầu

  1. Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết

    Vấn đề doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi thành lập

Quá trình vận hành của một doanh nghiệp luôn gắn liền với các vấn đề về pháp lỳ về hành chính. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà lơ là mảng này.

Điều nay sẽ đẩy các doanh nghiệp rơi vào tình thế luống cuống, tiến thoái lưỡng nan khi có khách hàng hoặc đối tác đột ngột yêu cầu giấy tờ pháp lý. Sự bối rối và chậm trễ này sẽ khiến uy tín và lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp tuột dốc không phanh.

Vì thế, khi bắt tay thành lập doanh nghiệp hãy nhớ kỹ việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết về: ngành nghề, vốn, các điều kiện hoạt động kinh doanh khác…

  1. Lựa chọn sai mô hình công ty

Doanh nghiệp mới hay startup khi mới thành lập thường hay chọn mô hình công ty cổ phần để dễ huy động vốn đầu tư khi có cơ hội.

Tuy nhiên ông giám đốc của quỹ đầu tư Venture Capital đánh giá mô hình này mang nhiều hạn chế và khuyên nên chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hãn.

Vì với hình thức cổ phần, sau 3 năm thành lập các cổ đông sáng lập quyền chuyển nhượng, nhưng ở thời điểm này công ty chưa thật sự ổn định về kinh doanh về tổ chức, sự thay đổi trong bộ máy quản trị sẽ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ.

Với mô hình trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp sẽ ổn định và có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.

  1. Điều khoản sử dụng Website

    Vấn đề doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi thành lập

Không cần nói nhiều, chúng ta đều hiểu thương mại điện tử đang dần trở thành cái bóng lớn bao trùm nên thương mại Việt Nam và thế giới.

Digital marketing là kênh bắt buộc nếu các doanh nghiệp muốn quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Thiết kế website doanh nghiệp, lập fanpage riêng là bước không thể thiếu. Bởi vậy, việc nắm rõ các điều khoản sử dụng website, chính sách của Facebook là cực kỳ quan trọng

Những điều khoản này sẽ giúp doanh nghiệp quy định cách sử dụng trang web và thông tin trên trang web đối với người truy cập.

Các điều khoản này cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp giảm hoặc miễn giảm trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm từ người truy cập.

 

 

 

Tin tức liên quan